Yên Thái – Tiếng âm vang của nhịp chày xưa cũ

 “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ” - câu ca dao đã đi vào tâm tưởng của biết bao người con đất Việt, cứ ngỡ xã xôi lắm và không còn dấu vết trong hiện tại. Thế nhưng, cuối con phố Thụy Khuê, cái tên Yên Thái vẫn còn được in đậm trên chiếc cổng làng và còn nguyên dấu tích của ngôi làng cổ xưa.

Đi ven con đường nằm cạnh Hồ Tây thơ mộng, chúng tôi rẽ vào cổng làng Yên Thái. Đường vào làng quanh co, uốn lượn với những con ngõ nhỏ sâu hun hút và những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi mang dáng dấp của những ngôi làng cổ vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt của Yên Thái là nơi đây vừa có vẻ thôn quê nhưng vẫn mang hơi hướng phố thị. Khi bước chân vào làng, ta có cảm giác như đang ở một nơi nào đó dân dã, rất xa Hà Nội, nhưng chỉ mất vài phút đi bộ ta sẽ lại bắt gặp phố phường náo nhiệt, sầm uất…

Ngay sau đó, chúng tôi di chuyển đến đình An Thái. Tại đây, chúng tôi không chỉ được tham quan đình mà còn được gặp gỡ và trò chuyện với ông Nguyễn Văn Thắng (70 tuổi) – Thủ nhang khu di tích và ông Vũ Đình Khôi (67 tuổi) – Phó ban quản lý di tích.

Theo lời kể của ông Thắng, làng Yên Thái được thành lập từ thời nhà Lý, nơi phát triển nghề dệt lụa lĩnh hoa và bà tổ nghề là bà Phạm Thị Ngọc Độ. Tại thời điểm đó, nghề dệt lụa phát triển đến mức hưng thịnh nhưng một thời gian sau nó dần mai một, nhường chỗ cho nghề làm giấy dó. Nghề làm giấy phát triển và kéo dài được đến khoảng năm 1985. Mặc dù không còn vật dụng về nghề làm giấy nhưng những ký ức còn lại về nghề đọng lại rất nhiều trong lòng những người dân nơi đây.

“Làng nghề làm giấy cũng tồn tại được lâu vì ít nhất là ngày đấy cũng bán được. Giấy dó làng Yên Thái được sản xuẩt rất công phu, tỉ mỉ, so với ngày đấy thì là đẹp. Vua chúa, quan lại viết chiếu thư hay văn bản đều sử dụng giấy ở đây” - ông Thắng nói

“Hồi xưa muốn làm giấy thì phải mua vỏ dó về ngâm, bôi cho đến khi nó ải ra mới cho vào cối giã, vất vả lắm chứ làm gì có máy móc như bây giờ. Cái cối, cái chày đấy đều được tác động bằng chân, sau đó mới dùng cái sàng, sàng cho nước chảy hết, giữ lại bột giấy. Sau đấy mới hất cái giấy bản lên, cứ từ tấm nọ sang tấm kia, lấy tấm đấy cang vào tường cho nó khô rồi mới bóc ra. Cầu kì lắm!”.

“Tiếc thì cũng có tiếc, muốn tạo dựng lại những cái mô hình đồ làm giấy ngày xưa đấy nhưng mà cũng khó, không được. Giờ có kể lại với các con các cháu đây thì con cháu cũng khó mà hình dung ra được ngày đấy làm giấy nó vất vả như thế nào. Từ những cái dầu xeo, rồi lò đốt để luộc những cái giang, cái nứa, cái gỗ để nó mủn ra, đến khi nó chín mới bắt đầu xay được”.

“Làng nghề làm giấy cũng tồn tại được lâu vì ít nhất là ngày đấy cũng bán được. Giấy dó làng Yên Thái được sản xuất rất công phu, tỉ mỉ, so với ngày đấy thì là đẹp. Vua chúa, quan lại viết chiếu thư hay văn bản đều sử dụng giấy ở đây” - ông Thắng nói

“Hồi xưa muốn làm giấy thì phải mua vỏ dó về ngâm, bôi cho đến khi nó ải ra mới cho vào cối giã, vất vả lắm chứ làm gì có máy móc như bây giờ. Cái cối, cái chày đấy đều được tác động bằng chân, sau đó mới dùng cái sàng, sàng cho nước chảy hết, giữ lại bột giấy. Sau đấy mới hất cái giấy bản lên, cứ từ tấm nọ sang tấm kia, lấy tấm đấy cang vào tường cho nó khô rồi mới bóc ra. Cầu kì lắm!”.

“Từ những năm 7 mấy là không còn bán được trên thị trường nữa nhưng giấy dó thì vẫn bán được bán để làm pháo đấy. Giấy dó nó giòn, thì xác pháo nổ là nó vỡ vụn ra thì còn giữ được thêm một thời gian chứ đến sau này không bán được nữa là bỏ hẳn”. – ông Nguyễn Văn Thắng bồi hồi kể lại

“Ngày xưa nhà nào cũng có chày có cối, cứ giã thôi. Hai người thay nhau giẫm, cứ người này giẫm người kia nhả ra thì đấy là cái “Nhịp chày Yên Thái” đấy”.

Còn với ông Vũ Đình Khôi (67 tuổi), khi được hỏi về những điều liên quan đến làng Yên Thái, ông cũng kể với chúng tôi bằng một giọng kể xúc động và một đôi mắt đầy tự hào.

`“Giấy dó ngày xưa còn làm thủ công vô cùng vất vả. Từ những cái giang, cái nứa, chặt về xong ngâm, ngâm xong mới xay tạo thành bột, rồi xeo xong ta mới làm ra cái giấy. Giấy ngày đấy không hiện đại được như bây giờ, vẫn còn màu nâu chứ không được trắng vì làm gì có khoa học kỹ thuật gì để tẩy màu đâu”.

“Một cái cổ truyền nữa là làm giấy “Hiền Trúc”. Giấy “Hiền Trúc” đấy cực kì mỏng, gần giống như giấy polyme bây giờ, nghĩa là sợi giấy nó rất dai, bền. Giấy Hiền Trúc của làng Yên Thái làm chính là giấy đã được dùng để ghi lại chúc của Bác Hồ khi Bác mất năm 1969, bởi vì giấy đấy nó cực kì bền, dai. Đấy cũng là cái ấn tượng nhất trong lịch sử làng nghề Lĩnh Hoa”.

“Theo như lời các cụ kể thì thời kháng chiến chống Pháp cả làng phải đi tản cư lên khu vực Phú Thọ, sau đó thành lập nhà máy giấy Lửa Việt ở trên đó. Đến khoảng năm 1980, giấy thủ công không còn đáp ứng được yêu cầu, không thể tiêu dùng được nên mai một dần đi. Và khoảng năm 1985 thì không còn làm giấy thủ công nữa”. – ông Khôi kể

“Tiếc thì cũng có tiếc, muốn tạo dựng lại những cái mô hình đồ làm giấy ngày xưa đấy nhưng mà cũng khó, không được. Giờ có kể lại với các con các cháu đây thì con cháu cũng khó mà hình dung ra được ngày đấy làm giấy nó vất vả như thế nào. Từ những cái dầu xeo, rồi lò đốt để luộc những cái giang, cái nứa, cái gỗ để nó mủn ra, đến khi nó chín mới bắt đầu xay được”.

“Di tích về làng nghề dệt thì đương nhiên là không còn được vì đã quá lâu rồi. Còn làm giấy thì cũng không còn nữa, không còn một cái gì nữa. Trước đây thì còn 1 số cái lò đốt vôi, rồi 1 số cái thầu để xeo giấy, 1 số cái guồng máy để mà chạy xay các vật liệu dó, gỗ, các thứ nhưng bây giờ không còn rồi. Những ao hồ ngày xưa để lấy nước cũng mất hết, lấp làm nhà hết rồi”. 

“Giờ muốn tìm lại những đồ vật cũ, rồi phục dựng lại cũng khó. Ví dụ như cái ống đá, nó như cái cối đá nhưng to lắm, sâu hơn, để mà giã giấy đấy nhưng giờ cũng chẳng còn. Cái tiếng giã đấy là bắt nguồn của câu “Nhịp chày Yên Thái” đấy chứ đâu”. – ông Khôi nói tiếp

Quá khứ đã lùi xa, ghề làm giấy truyền thống của làng Yên Thái cũng không còn nữa. Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người dân nơi đây những vết tích, lịch sử hào hùng xưa kia vẫn còn in dấu mãi. Để rồi, vào những dịp ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, ngày giỗ Thánh hoàng làng, ngày truyền thống của làng nghề, ngày hội làng…, các thế hệ con cháu nhân dân làng Bưởi lại hội tụ về ngôi đình thiêng để cùng ôn lại quá khứ vẻ vang của làng mình; cùng động viên, noi gương nhau nỗ lực vượt khó, hoàn thiện mình, góp phần xây dựng đất nước quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!